Đại học New Zealand nới quy định với du học sinh Việt Nam

Nhiều đại học ở New Zealand nới điều kiện xét nhập học, như cho du học sinh dùng điểm dự đoán IB, A-Level hoặc điểm học bạ lớp 12, thay vì đợi kết quả mới có thể nộp hồ sơ.

Cơ quan giáo dục New Zealand (ENZ) ngày 6/8 cho biết thông tin trên. Chính sách mới được áp dụng ngay từ năm nay.

Căn cứ vào điểm dự đoán của các chương trình tú tài quốc tế IB và A-Level, nhiều đại học hàng đầu như Canterbury, Massey, Otago và Waikato sẽ xét nhập học và cấp thư mời không điều kiện cho ứng viên.

Điểm dự đoán là ước tính của giáo viên về kết quả mà học sinh có thể đạt được trong các môn học, dựa trên quá trình học và thi. Đây là công cụ giúp các trường dự đoán khả năng học tập của học sinh, xem xét gửi thư mời nhập học trước khi kết quả thi chính thức được công bố.

Theo ENZ, trước đây, học sinh Việt Nam phải chờ kết quả thi IB hoặc A-Level mới có thể nộp hồ sơ ứng tuyển. Điều này cho thấy sự linh hoạt của các trường, cũng như tạo điều kiện để học sinh nộp đơn sớm, chủ động trước hai kỳ nhập học vào tháng 2 và tháng 7.

Điều kiện xét điểm dự đoán ở một số trường như sau:

Một điểm mới nữa là nhiều trường như Đại học Canterbury, Massey và Otago xét nhập học dựa vào điểm học bạ lớp 12 (từ 8 trở lên) mà không cần phải đợi đến khi học sinh có kết quả thi tốt nghiệp THPT như trước.

Để nhập học chính thức, ứng viên vẫn cần đạt điểm thi IB, A-Level hoặc điểm thi tốt nghiệp theo yêu cầu của các trường.

Nếu không đạt các yêu cầu trên, học sinh có nhiều lựa chọn khác, như đăng ký học dự bị đại học hoặc Diploma.

Chương trình dự bị đại học thường kéo dài từ 6 tháng đến một năm, nếu đạt, học sinh được chuyển tiếp vào năm thứ nhất. Còn chương trình Diploma mới được triển khai năm nay, thời gian là một năm. Có chứng chỉ này, học sinh được vào thẳng năm thứ hai đại học.

New Zealand có 8 đại học công lập, tất cả đều trong top 500, theo bảng xếp hạng đại học QS 2025.

Đa số chương trình cử nhân tại New Zealand kéo dài 3 năm, trừ một số ngành như kỹ sư, y dược, luật... Tổ chức giáo dục IDP cho biết học phí trung bình với sinh viên quốc tế ở đây khoảng 20.000-25.000 NZD (350 triệu đồng), sinh hoạt phí 13.000-16.000 NZD mỗi năm. Chi phí nhà ở là 120-555 NZD mỗi tuần.

Hiện du học sinh được làm thêm 20 giờ một tuần, có thể ở lại làm việc tối đa ba năm sau khi tốt nghiệp.

Năm ngoái, hơn 69.000 sinh viên quốc tế nhập học ở New Zealand, tăng 67% so với năm trước đó, theo ENZ. Số du học sinh người Việt khoảng 1.730, tăng 10%. Song nếu so với mức kỷ lục, số này giảm khoảng một nửa (trên 3.000 người vào năm 2019).

AVADA Education - Đơn vị tư vấn du học New Zealand hàng đầu

AVADA Education là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn du học New Zealand và các quốc gia như Úc, Canada, Mỹ, Hàn Quốc, Nhật Bản, giúp học sinh lựa chọn chương trình phù hợp nhất với khả năng tài chính và mục tiêu học tập. Với đội ngũ chuyên viên tư vấn giàu kinh nghiệm, chúng tôi hỗ trợ bạn từ bước chuẩn bị hồ sơ, chứng minh tài chính, đến quá trình xin visa và nhập học. AVADA Education luôn đồng hành cùng bạn trên hành trình thực hiện ước mơ du học tại New Zealand.

TƯ VẤN 1:1

Chuyên viên tư vấn AVADA

Cung cấp thông tin chi tiết về các trường đại học, cao đẳng, trường nghề và các khóa học chuyên ngành tại Đức, Úc, Nhật, Hàn và nhiều quốc gia khác.

Đừng bỏ lỡ thông tin mới!

Nhận thông tin về các bài viết mới liên quan tới Du học New Zealand từ AVADA Education

*Khi đăng ký, bạn đồng ý điều khoản của AVADA Education

Có thể bạn quan tâm

Duolingo English Test (DET) là gì?

Liệu bạn có biết rằng Duolingo cũng đang sở hữu một chứng chỉ ngoại ngữ được công nhận bởi một số lượng lớn các trường đại học trên toàn thế giới?

Thi chứng chỉ PTE hay IELTS dễ hơn? Bạn nên lựa chọn thi chứng chỉ PTE hay IELTS?

Việc thi PTE có dễ hơn IELTS hay không là một câu hỏi thường gặp và câu trả lời không hoàn toàn đơn giản, cả hai kỳ thi đều đánh giá năng lực tiếng Anh

Các nguồn hỗ trợ cho du học sinh tự túc du học Úc

Khám phá các nguồn hỗ trợ dành cho du học sinh tự túc tại Úc, giúp bạn quản lý chi phí và tối ưu hóa trải nghiệm học tập.